NFTs & GameFi – The Biggest Heist – Part 2

Macroeconomic là một bài toán lớn cần giải trong GameFi nếu dự án đi theo phương châm build to last
(Còn nếu build to xì-cam thì việc khó bỏ qua)

Gần gũi một chút thì chúng ta sẽ cùng xem xét câu chuyện của AxieInfinity – kỳ lân đầu tiên và duy nhất made in Vietnam tính tới thời điểm này

Trong game Axie người chơi sẽ làm nhiệm vụ và nhờ đó sản sinh ra #SLP
Dành ra càng nhiều thời gian để chơi game thì sẽ cày được nhiều token.
Càng nhiều người tham gia game lượng token cũng theo đó mà gia tăng.

Và tất nhiên cái gì khi dễ dàng tạo ra, chuyện cung vượt cầu là dễ hiểu.

Thị trường ko đủ khả năng để hấp thụ số token này, đồng #SLP trở nên dư thừa, và lạm phát (#Inflation) trở thành một vấn đề nan giải đối với cả nền kinh tế trong game.


Gamer có vẻ là tên gọi hơi mỹ miều cho nhóm người chơi #PlayToEarn (P2E), gọi họ là những Clicks Station hay Farmer có lẽ đúng với bản chất hiện tại hơn.
Khi tham gia game với tâm thế #P2E, thì mục tiêu hàng đầu của người chơi 99% có lẽ là cash out.

Ít cũng cash mà nhiều cũng cash, đắt cũng cash mà rẻ cũng cash.

Vì với lượng token được sản sinh theo cơ chế gần như là vô tận này, thì ai cash out nhanh người đó ít ra cũng có nhiều hơn là cái nịt.
Thỉnh thoảng nếu nhìn thoáng qua cái chart của đồng SLP bạn sẽ thấy chả khác gì panic sell.

Với những người tham gia game sớm, thì $ kiếm được sẽ khá là xông xênh. Nên ở Phillipines, quốc gia mà rất nhiều người đã tham gia game này từ ngày đầu, chuyện một cháu học sinh hay bà nội trợ mua nhà (số nhiều) với Axie ko hiếm.

Còn ở thời điểm này, chỉ riêng việc về vốn phần tiền bỏ ra để mua nhân vật để tham gia vào game cũng đã khá là ngô thị khoai.

Anyway, hầu hết chúng ta đều có niềm tin và hy vọng vào ngày mai, một điều gì đó sẽ xuất hiện và thị trường được ai đó bơm lên, và những người nắm giữ SLP lại đổi đời.

Hãy nhìn lại đông lào với quả cổ phiếu trà đá #ROS của a Quyết còi kìa, rụng từ 170k vnd về hơn 3k vnd mà bây giờ lại bay phấp phới đó thôi (chắc không nhờ đội lái đâu)
Token, cũng như hàng hóa, để có thể kìm hãm vấn đề trượt giá phải có các biện pháp cân bằng giữa cung và cầu.

Ngay trong chính đời thực, lạm phát đã là một bài toán đau đầu của cả nền kinh tế.

Các chính phủ đã và đang phải thực hiện các biện pháp như thắt chặt chính sách tiền tệ, bảo đảm thanh khoản trên thị trường, kiểm soát nhập siêu… để kiềm chế lạm phát.

Với nền kinh tế trong game, hay vũ trụ #Metaverse, nơi mà các tài sản số được tạo ra bởi những dòng lệnh, điều gì sẽ kiểm soát được vấn đề này ?

Chúng ta biết những token được tạo trên thị trường Crypto cũng như trong môi trường GameFi sẽ được tạo ra theo các cơ chế #Staking, #Mining, #Farming …

Và nếu như nhà phát triển Game không có một chiến thuật hay kế hoạch nào để Giảm Phát (#Deflation) token của mình như #burning (kiểu BNB) thì việc Lạm Phát là ko thể tránh khỏi.

Nó chỉ là vấn đề sớm hay muộn.

Càng ngày chi phí để tham gia vào các GameFi càng đắt đỏ so với những gì người chơi nhận được, dẫn đến sự kém hấp dẫn của tựa game và gia tăng rào cản gia nhập với những người vào sau.

Hãy cùng nhìn lại game #CryptoKitties, tựa game được biết tới là game NFT đầu tiên, hiện giờ có còn ai chơi nữa không ?

Mặc dù giai đoạn đầu những người phối giống mèo trong game này có thế kiếm lời từ vài ngàn thậm chí cả vài chục ngàn k $
Người chơi P2E thì sẽ liên tục tìm cho mình cơ hội kiếm tiền từ các GameFi này, và khi tới khúc xương ko thể gặm, họ sẽ chuyển sang miếng khác có nhiều thịt hơn. Hiển nhiên là vậy.

Vì Game NFT mới bắt đầu có từ cuối 2017 nên chúng ta khó có thể đánh giá rằng vòng đời của một tựa GameFi sẽ kéo dài trong bao lâu.

Nhưng với tính chất hiện tại, mặc dù không quá giống với Ponzi, nhưng về đặc thù cứ người vào sớm thì kiếm được một mớ rồi chuồn sang cày tựa game khác, người vào sau khả năng cao chỉ còn cái nịt. Thì chỉ riêng chuyện xây dựng cơ chế kinh tế vĩ mô ở trong game để giữ được chân người dùng đã là một bài toán nan giải với các nhà phát triển.
Một tựa Game đã đạt giá trị vốn hóa tới nhiều tỷ đô, có lượng người chơi khủng và có game play như-một-game-truyền-thống như Axie cũng chưa có một phương án rõ ràng nào để xử lý vấn đề này.

Ở Raca, đội dev có vẻ đã nhìn ra nên họ đưa vào những phương án để kìm hãm việc xả hàng và cashout thông qua việc tạo ra những quả trứng NFT để các player test nhân phẩm.

Nhưng dù thế nào, người chơi cũng phải chấp nhận việc lợi nhuận của mình sẽ giảm dần theo thời gian và tiệm cận tới mức zero, nếu bạn ko thể out sớm.

Hiện tại chúng ta vẫn đang ở đỉnh của trend GameFi, bắt đầu sang sườn dốc bên kia chưa thì mình chưa kết luận.
Các team Dev hầu hết vẫn chỉ tập trung vào cơ chế P2E để hút được lượng user tối đa, raise dc một lượng fund kha khá, rồi sau đó … tính tiếp.

Nhưng nếu chỉ xoay quanh những câu chuyện như làm nhiệm vụ hay đập trứng, thì chuyện dịch chuyển sang sườn dốc bên kia sẽ tới sớm thôi.

Nếu như đội Dev của các game có thể tạo ra nhiều gameplay make sense hơn, hay có một cải tiến nào đó đủ lớn trong cách tiếp cận với trò chơi, bằng cách nào đó tạo ra của cải hay sth có giá trị gì đó với cuộc sống.

Hoặc tạo ra một network nào đó hay cái gì tương tự như thế, có thể khiến những thứ tạo ra trong game có giá trị gần như của cải ngoài đời thực hơn, thì vòng đời giá trị của một tựa game sẽ được mở rộng, kéo theo đó giảm được tỷ lệ và tốc độ lạm phát.

Có thể trong lúc mình vẫn còn chưa mường tượng được chuyện này sẽ được làm ra như thế nào, đã có những team tìm ra giải pháp và đang phát triển nó rồi.
Nhưng mình thì chưa có cơ duyên được tiếp cận với dự án nào như vậy.

Hầu hết chỉ là một cái roadmap với kế hoạch khá là rực rỡ và vĩ mô, kèm theo dàn backer (có vẻ) khủng.

Nhưng tất cả tới giờ phút này những gì chúng ta nhận được vẫn chỉ là một cái landing page.

Cho nên tới giờ mình vẫn bàng quan với hầu hết các dự án GameFi.
Và chắc chắn là mình sẽ ko shill hay tham gia bất kỳ dự án nào nếu chưa có câu trả lời rõ ràng về cơ chế macroeconomic trong dự án của họ.
.
.
.
Ps: nhiều tiền đủ để có thể phát ngôn “kệ cm các bạn, tôi giàu là được” thì vẫn làm

Leave a Comment