Về cơ bản, #Gamer & #Gambler tạm thời chưa thể hít chung bầu không khí
Và đó là vấn đề với hầu hết các #GameFi ở thời điểm hiện tại
——-
I. GAMER
Nếu các bạn đã từng xem bộ phim “Thiếu niên bạc tỷ” – kể về câu chuyện khởi nghiệp của Aitthipat Kulapongvanich, người sở hữu thương hiệu rong biển ăn liền Tao Kae Noi của Thái Lan – bạn sẽ nhớ khoản tiền đầu tiên nhân vật chính kiếm được, đến mức đủ mua xe hơi từ khi còn đang học trung học là từ bán nhân vật & item trong game.
—-
Những người chơi play-to-earn đã có từ hàng chục năm trước đây. Ngay khi mà nhà phát triển tạo ra những vật phẩm trong game để gia tăng sức mạnh, hay chỉ đơn thuần là vẻ đẹp cho nhân vật.
Ae thế hệ 8x và 9x đời đầu thì chắc ko ai quên trải nghiệp đúp đồ MU để đem bán. Mỗi lần được mặc một bộ đồ xanh, đồ tím lên người là có thể vênh váo với đời.
—-
Trong 175 tỷ $ doanh thu tạo ra từ thị trường gaming, 74% tạo ra từ gamer mua các item trong game.
Và đó chỉ là doanh thu được thống kê bởi giao dịch trực tiếp từ Player với Game System, chưa tính tới giao dịch thứ cấp giữa các Player với Player.
—-
Ai là người trả tiền cho những gamer xác định cày game chỉ để kiếm tiền từ giao dịch chợ đen ?
Chính là những gamer hệ #Play_4_Fun nhưng sẵn sàng #Pay_2_Win
Game ra đời với mục đích giúp con người giải trí. Gamer tìm niềm vui bằng cách chiến thắng các đối thủ khác, hoặc tự chiến thắng bản thân, bằng cách vượt qua các thử thách mà game tạo ra.
Để chiến thắng, nếu bạn ko có thân thủ phi phàm, kỹ năng xuất chúng…
Thì đã đến lúc dùng siêu năng lực mà ai ai cũng muốn sở hữu: GIÀU.
—-
Leo rank lên top server là một khát khao với hầu hết các gamer.
Có người leo lên bằng kỹ năng, nhưng kỹ năng cao đến mấy mà gặp thằng đồ đạc căng cực nó đì, thì các gamer vẫn sẽ phải bật mode “Nạp lần đầu” thôi.
Và đã có lần đầu thì sẽ có lần sau, lần sau của lần sau.
Gamer này nhìn thấy gamer kia có rank cao hơn mình thì tức cái mắt, và tất cả cùng nhau lao vào cuộc chạy đua vũ trang.
—-
Mặc dù hầu hết các game truyền thống đều là Free-to-Play, nhưng để thoả mãn tối đa sự Fun của Gamer, thì hãy nhớ rằng, tiền ko mua được hạnh phúc, nhưng chắc chắn là mua được niềm vui.
Server càng đông player, thì những gamer hệ Pay-to-Win lại càng có nhiều động lực để leo rank.
Ai mà chả thích làm hoàng đế, quốc gia càng lớn thì giấc mộng bá quyền càng cao. Gamer cũng vậy. Server càng đông thì khát khao leo top càng cháy bỏng.
—-
Nên trong một Game Ecosystem của hầu hết những con game có tuổi thọ cao, hầu như đều có sự hiện diện của tam giác giới:
- Giới con nhà nghèo: kiên quyết chơi game và ko nạp tiền, #Free_2_Play, just 4 fun.
- Giới con nhà có chí: cày game bán acc, bán item, vật phẩm… như một công việc. #Play_2_Earn. Just work. Money makes me smile.
- Giới con nhà có điều kiện: nạp, nạp nữa, nạp mãi. Nạp tới khi nào top server. Hoặc tới khi thắng cuộc. #Pay_2_Win.
—-
Nhà phát hành game gần như chả thu dc đồng moẹ nào từ nhóm con nhà nghèo, nhưng họ giúp tạo ra sự đông đảo cho cộng đồng người chơi.
Nhóm có chí thì nên có thể nạp vào một chút, nhưng sau đó bán đi sẽ lời.
Họ giúp một bộ phận gamer có được lợi thế trong trò chơi với một khoản thời gian và chi phí ít hơn so với việc tự cày, và cũng gián tiếp giúp giữ chân gamer cho nhà phát hành.
Chủ yếu doanh thu của game đến từ nhóm con nhà có điều kiện.
Những ng sẵn sàng bỏ tiền ra để mua niềm vui và cảm giác đứng trên đỉnh server bằng mọi giá, như Jeny Ngô một tối nạp nửa con Mer vào game để leo top, là những khách hàng yêu thích của nhà phát hành game.
Kể cả biết một thời gian sau đó mình sẽ chán game này và chuyển qua chơi game khác, thì gamer hệ Pay-2-Win vẫn sẽ nạp tiền để thoả mãn niềm vui trong ngắn hạn của họ.
—-
Khi hội tụ đủ cả ba thành phần này trong ecosystem, cộng đồng gamer cứ thế lớn dần lên và nhà phát triển cũng như nhà phát hành game thì hốt bạc.
Đua top một mình ko vui, gamer sẽ lập nên các clan/ bang hội để đi combat với các bang hội khác.
Sau đó, các giải đấu ra đời. Những giải đấu lớn thu hút sự quan tâm của truyền thông ko kém gì những trận đấu thể thao tầm cỡ thế giới. Kéo theo hàng loạt các hợp đồng tài trợ, quảng cáo.
—-
Đó là một phần của nền kinh tế xoay quanh gaming truyền thống.
Điều kiện tiên quyết để một con game có sức hút sẽ bao gồm những yếu tố như:
- Gameplay hay, 2. Đồ hoạ đẹp, 3. Cộng đồng người chơi lớn…
————
II. Nhìn sang GameFi, vũ trụ này đang có gì ?
- GameFi, ko phải 100%, nhưng phần lớn là những game chả có đồ hoạ cái quần què gì.
Cũng dễ hiểu vì với nền tảng công nghệ blockchain hiện tại thì khó lòng mà tạo ra được game với đồ hoạ xuất sắc, đủ sức hấp dẫn gamer truyền thống. - Còn Gameplay ? Tôi ko chắc cái thứ đó có được hiệp hội nhà phát hành game gọi là gameplay ko nữa.
- Cộng đồng người chơi ? Ai mà sẽ tham gia những game đồ hoạ 8bit thời Contra rủ Mario đi Xếp gạch ?
Đương nhiên ko phải Gamer. Nhưng Gambler thì chắc là lúc nào cũng đông đủ.
—-
Một thế hệ người chơi P2E theo kiểu mới, nhưng ko phải Earning từ việc bán vật phẩm mà từ token dc sản sinh ra trong quá trình chơi game.
Khi tham gia game với mục tiêu kiếm tiền, tuy ko hoàn toàn giống như các loại game bài, thì tâm lý của player luôn luôn là thu về số lượng tiền lớn nhất trong thời gian ngắn nhất.
—-
Vào giai đoạn đầu khi mà số lượng nhà phát triển GameFi ko nhiều, cộng với việc thị trường trong uptrend, để kiếm được $ từ thị trường tương đối dễ dàng, nếu ko muốn nói là làm giàu không khó.
Nhưng khi dần về cuối sóng, việc có được lợi nhuận từ tham gia các game ngày một khó khăn hơn.
Những yếu tố như lạm phát trong game, kết hợp với downtrend của thị trường crypto nói chung khiến cho Player cày cuốc bục mặt cũng ko kiếm lại được khoản lợi nhuận mà họ kỳ vọng.
—-
Những game cửa kiếm tiền ko sáng sủa ko giữ chân được người chơi. Họ, nhóm P2E với kỳ vọng duy nhất là kiếm tiền, ko có tư tưởng gắn bó trung thành với một tựa game nào như nhóm Play for Fun.
Và vì ko thể hấp dẫn được nhóm PlayforFun nên tựa game dần chết yểu, ko có user, và token gắn với nó cũng đi vào lòng đất.
Nếu muốn giữ chân được player, ngoài việc giải quyết được bài toán macroeconomic như ở đã đề cập ở phần trước, các tựa Game còn phải tìm cách để hấp dẫn thêm nhóm PlayforFun, bằng GamePlay đủ hay, or maybe là đồ hoạ đủ hấp dẫn – mà tới cảnh này chắc chắn là còn rất lâu, với nguồn lực của đại đa số các studio ở thời điểm hiện tại.
—-
Và đó mới là những điều kiện cần.
Dù là Game truyền thống hay GameFi, game hay là chưa đủ để một tựa game có thể thành công, mà còn phải có đội ngũ support cả #frontend & #backend, từ #Marketing tới #MarketMaker… đủ mạnh.
Và bài toán đầu tiên như mọi khi vẫn là tiền đâu.
Với GameFi, việc #ido là con đường kiếm fund tất yếu.
Nhưng với tinh thần đoàn kết của một cộng đồng Gambler kiêm các nhà đầu tư thông minh, hầu hết token cứ listing xong là ăn xả sấp mặt lờ.
Đối với những trader mới bước chân vào cuộc chơi ido, bản thân thì hy vọng đồng coin mà mình mua tăng phi mã nhưng kết quả nhận về toàn là phi thủng màn hình.
—-
Việc raise fund trong thời gian đầu, maybe có thể giúp đội ngũ Game Maker kiếm về được một khoản tương đối, nhưng về đường dài, nếu ko thể hút thêm được vốn từ cộng đồng thì đội ngũ phát triển sẽ lấy đâu ra nguồn lực để tiếp tục phát triển game ?
Hay là game khó quá mình bỏ qua, giờ cầm một cục lúc ido cũng đủ nhà xe đất đai rồi ta bật mode trồng cam rồi nghỉ hưu non
Có lẽ rất nhiều team GameFi maker đã đứng giữa ngã ba đường này, và một số lựa chọn như chúng ta đã thấy trong thời gian qua, tương đối là hợp lý và dễ hiểu.
Nên nếu như có dự án nào mà gần tới ngày launch game mà các bạn vẫn chỉ thấy cái landing page thì hãy thông cảm cho đội ngũ đứng sau dự án nha ae.
Đấy là với ae nào nhiều tình thương và giàu lòng trắc ẩn, còn với những ae đã đu đỉnh thì … cocailony, cầm tiền của bố mày xong vẽ cam vẽ quít ra rồi chuồn ấy hả, bố đào cả họ mày lên