Cùng view lại một vòng, chúng ta có thể thấy market có vẻ như đã đi qua 3 chặng
🥌 Phase đầu tiên của NFTs Gaming, giai đoạn 2017 – 2019, có lẽ đã bắt đầu với #CryptoKitties (CK), nơi mà những gì được tạo ra trong game lần đầu trở thành một thứ thực sự thuộc về người chơi, chứ không phải của nhà phát triển.
Và khi những chú mèo được người chơi lai tạo ra trong game khiến chủ sở hữu của nó kiếm được bộn tiền, thị trường bắt đầu chú ý đến thứ gọi là NFTs nhiều hơn.
Tiếp theo sau đó là sự ra đời của những tựa game như #Ethermon, với lối chơi và nhân vật dựa trên bộ phim Pokermon, hay #Ethergoo, cũng vận hành trên nền tảng Etherum
Điểm chung của hầu hết những tựa game trong phase đầu này là đồ họa 2D đơn sơ của thời máy game 4 nút, #gameplay đơn giản (tới mức gần như ko có)
Tuy vậy, CK đã kịp đạt tới một cột mốc ấn tượng là 50.000 transactions / day, một con số ko tưởng với tất cả.
Tất nhiên, chỉ trong vòng 1 năm tính từ đỉnh cao đó, CK gần như đã biến mất khỏi thị trường, với ko quá 100 transactions/day ở thời điểm hiện tại.
🥌 Phase thứ hai sau đó là sự xuất hiện của những tựa Game đã có Gameplay rõ ràng hơn, và đồ họa đỡ đồ đá hơn một chút. Tất nhiên, vẫn là 2D.
Lúc này khái niệm #Play2Earn đã thực sự trở nên phổ biến với sự trỗi dậy của #AxieInfinity – tựa game của người Việt nhưng đã giúp rất nhiều người Phillipine & Indonesia… tay trắng làm nên cơ đồ.
#Axie cho thấy rõ sự tiến hóa và tính chuyên nghiệp của mình với một nền kinh tế Gaming thực sự, token được tạo ra từ Game, bao gồm cả #SLP và #AXS đều được listing trên những sàn top như #Binance và đạt vốn hóa khủng, vượt xa mọi dự đoán của hầu hết mọi người. (Có lẽ chỉ có Chúa, CZ và Sam xoăn… mới biết trước điều này thôi)
Hiện tại thì #Axie vẫn là trò chơi top 1 trên nền tảng Etherum với hơn 100k daily active user, và marketcap đã chạm tới ngưỡng tỷ đô chỉ sau chưa đầy 2 năm phát hành.
Thành công của Axie tạo nên một cơn sốt khắp thế giới, hàng loạt các Studio Games từ nhỏ tới vừa đều tham gia vào cuộc đua vũ trang để nhanh chóng cho ra các sản phẩm GameFi, với ảo mộng sẽ nối gót Axie.
Và tất nhiên đây cũng là giai đoạn mà mùa Cam trong ngành Crypto gia tăng kỷ lục cả về số lượng lẫn mức độ.
Mặc dù ở phase 2, về mặt gaming đã có cải thiện nhiều hơn, tuy nhiên nó thực sự chỉ có hấp lực với nhóm người chơi #P2E – những người coi việc chơi game như một nghề để mưu sinh thay vì giải trí.
Và nó rõ ràng là thu hút #Gambler nhiều hơn hẳn #Gamer – những người mà chơi game với mục đích giải trí và giành chiến thắng là ưu tiên hàng đầu.
Khi thị trường uptrend, các tựa game sẽ dễ dàng để thu hút Gambler vì làm giàu đúng là ko khó.
Nhưng khi thị trường vào giai đoạn điều chỉnh như hiện tại, và mùi downtrend phảng phất quanh đây… rõ ràng việc ko tạo ra được trải nghiệm chơi Game đủ hấp dẫn, với cốt truyện hay, đồ họa đẹp và gameplay thực sự cần nhiều tới não bộ và kỹ năng… thực sự là một thách thức lớn với các Game Maker, nếu họ thực sự muốn chơi một cuộc chơi dài hạn (còn vẽ dự án ra để Uppo thì ko tính).
2021 có lẽ là năm kết thúc cho giai đoạn này.
Những dự án GameFi mà bây giờ vẫn còn chưa hoàn thiện xong sản phẩm thật sự sẽ gặp nhiều trở ngại đối với việc kêu gọi đầu tư.
Tất nhiên nếu bạn đã #ido xong xuôi và đút tiền vào túi, bạn khó lòng mà chết được.
MoneyGame đội lốt GameFi thì có chết cũng chỉ chết các cháu hứng bô thôi.
Về cơ bản thì đội ngũ Game Maker ko cần quá lo, dẫu sao thì mặt mình ở trên landing page vẫn là hình cartoon, ra đường cũng ko sợ bị úp bao tải rồi giã cho ko trượt phát nào.
Với những dự án đã ra hình hài, thách thức lớn của họ là làm sao giữ chân được người chơi, và xây dựng một nền kinh tế xoay quanh game có tính dài hạn
Họ sẽ phải giải quyết rất nhiều bài toán lớn, từ kinh tế vĩ mô tới vi mô (xem lại part 2).
Maybe là xây dựng cơ chế giảm phát để sao cho token ko bị mất giá trị quá nhanh.
- Bằng cách nào ? Lại quay về với bản chất của Gamble, tạo ra những trò chơi may rủi in game.
Đập hộp đập trứng đập thẻ… test nhân phẩm.
Và như vậy thì phải tạo ra những vật phẩm thực sự có giá trị cao, không chỉ ở trong game mà còn với cả môi trường bên ngoài, để người chơi sẵn sàng hy sinh tài sản của mình và thử vận may
Hoặc biến token trong game trở nên có giá trị trong một môi trường game khác, bằng cách xây dựng một Open World, nơi mà nhiều Game có thể cùng nhau sử dụng một item hay cái gì đó tương tự như vậy.
Oh khoan, chúng ta đang nói về Multiverse à ?
Nghe vĩ mô nhỉ, một vũ trụ xây dựng còn chưa ăn ai liệu làm nổi cái thứ hai ko ?
Nhưng đó mới chỉ là một vài trong những vấn đề phải giải quyết.
Còn quá nhiều bài toán lớn xoay quanh nền kinh tế này, mà nếu liệt kê ra đủ, chắc đội ngũ GameMaker sẽ lựa chọn chuyển qua chơi hệ Upbo cho khỏe
🥌 Hầu hết những Studio Game đã thực sự giàu nhờ làm Game, có bề dày phát triển và nội lực thâm hậu, họ (có lẽ) đã nhìn ra điều này từ sớm.
Nên khi tham gia thị trường này, họ ko hướng vào nhóm P2E mà luôn focus vào tệp #P4F – Play for Fun, để tạo ra những tựa Game THỰC SỰ LÀ GAME.
Đồ họa vẫn là một thách thức lớn đối với cả ngành game trên nền tảng Blockchain cho tới thời điểm hiện tại, nhưng những Studio khôn ngoan sẽ khai thác mạnh vào yếu tố Game Play để hấp dẫn Gamer.
Và khi một tựa game đủ hay để người ta không chơi nó vì mục đích có thêm thu nhập, thì thị trường #crypto lên xuống cũng không phải vấn đề quá lớn.
Một khi đã có cộng đồng người chơi loyalty, thì tức là các vật phẩm trong Game sẽ có giá trị (chúng ta đã biết điều này ở Part 3), nên người chơi vẫn thực sự kiếm được tiền từ việc chơi game của mình.
Và một lẽ tất yếu, việc có thêm $ đó là added value, ko phải là core value.
Điển hình cho trường phái này có thể kể tới #GodsUnchained.
Bất chấp sự downtrend của thị trường crypto, lượng người chơi vẫn tăng trưởng ổn định, và doanh thu từ việc mua bán các #NFTs trong game vẫn đạt được những con số ấn tượng.
Và đó là đoạn mở đầu cho phase 3, nơi mà những tựa game với chất lượng thực sự cao hơn, được đầu tư nghiêm túc hơn bởi những Studio có tầm cỡ sẽ ra mắt và nâng tầm trải nghiệm của người chơi lên tới mức tiệm cận với những tựa game truyền thống.
Năm 2022 được kỳ vọng (và ko hề ảo vọng) là năm sẽ có rất nhiều tựa game chất lượng như vậy ra đời, và mang lại một bộ mặt mới cho thị trường GameFi cũng như NFTs.
Một vài tựa game đang được mong đợi sẽ làm mưa làm gió có thể kể đến StarAtlas, Guild of Guardians hay Mirandus…
Nhưng không như phase 1 và phase 2, mỗi giai đoạn kéo dài chừng 2 năm, theo cảm quan cá nhân của người viết thì phase 3 này chỉ kéo dài trong 1 năm là phase 4 sẽ bắt đầu.
Đó là lúc mà những Big Hand thật sự sẽ vào cuộc một cách nghiêm túc. (Một năm sau chúng ta sẽ cùng nhìn lại xem dự đoán này true or false. Hy vọng là tới lúc đó nick này vẫn sống)
Chúng ta đã thấy những Studio hàng AAA Class như #Blizzard, #Ubisoft, #SquareEnix… hay mới đây là #KONAMI cũng đã ko đứng ngoài cuộc chơi NFTs.
Tất nhiên mức độ tham gia của họ, với những gì dang được thể hiện, vẫn còn tương đối khiêm tốn.
Nhưng chắc chắn họ vẫn đang quan sát và ko bỏ qua bất kỳ một chi tiết nào.
Đây là một nhận định nhỏ về thị trường GameFi & NFTs trong tương lai gần.
Vậy, nếu giả sử những điều này thực sự xảy ra, câu chuyện tiếp theo sẽ là gì ?